30 thg 8, 2011

HỘI AN MỘT THOÁNG LƯỚT QUA


XUANDONGPHOTO BLOG

Mình đến Hội An lần này là lần thứ ba, lần nào cũng đến vội vàng rồi đi cuống cuồng, toàn đến vào nhập nhoạng chiều, sâm sẩm tối là say ngất ngây. Chả phải say rượu hay say beer vì đã uống gi đâu mà say!? Có mà say nắng, say mưa, say mái ngói rêu phong, say hun hút dài ngõ phố, say bước chân du khách thập phương thì có. hehe.Thành ra nếu ai có hỏi "có biết buổi trưa ở Hội An thế nào không ?" chịu.! chưa bao giờ mình ở chốn này vào buổi trưa. Biển Cửa Đại gần ngay đấy, buổi trưa ra hóng gió biển nhâm nhi chai beer lạnh có phải sướng không.
Phải công nhận chiều Hội An đẹp thật, vẻ đẹp yên bình, nhưng không lặng lẽ. Thong thả dạo bước trên con phố cổ ngả bóng nắng chiều, thấy cuộc sống sao mà êm ả. Ở đây đố ai sống gấp được.

Mẹ mình đang chọn quà cho đứa cháu ở nhà. Tò he - món quà đặc biệt phố Hội






Đêm Hội An lung linh đèn nến.
 Người phố Hội vốn không khoa trương ồn ào, có lẽ do vậy phố xá nơi đây còn giữ được nét kiến trúc cổ xưa trầm mặc. Có lẽ chỉ duy nhất ở phố Hội trên mảnh đất hình chữ S này về đêm nhiều đèn lồng đến vậy. Từ quán xá đến ngõ phố đâu đâu cũng thấy đèn lồng, đủ kiểu dáng, màu sắc, chất liệu. Bên cạnh những cơm Gà, chè Bắp, Cao lâu.... Đèn lồng đã trở thành một thứ đặc sản địa phương nơi đây.
những Restaurant bán đủ loại món ăn Âu, Á soi bóng lung linh xuống dòng Thu Bồn lãng mạn,
 mình khoái nhất ngồi uống rượu trên tầng 2 của dãy  nhà hàng bên kia sông

đèn đóm lung linh


phố xá yên bình 
Một quán cafe nổi tiếng nằm gần hội quán Quảng đông

Bên cạnh sự phồn hoa vẫn còn những mảnh đời lam lũ

lung linh đèn đóm
( Theo wikipedia ) Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng NamViệt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật BảnTrung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.

1 nhận xét:

  1. phong cach anh song dong qua co' chieu xau phong cach dua ta ve cuoi nguon` cua nen van hoa' viet

    Trả lờiXóa