Chiều trên cầu Long Biên |
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua Sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902) và đặt tên là cầu Doumer, đọc như Đu-mê (tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer). Dân gian còn gọi là cầu sông Cái. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ "1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris".
Có thể coi cầu Long Biên là một chứng nhân lịch sử, là cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, chứng kiến vô vàn đổi thay, bao biến cố thăng trầm của Hà Nội.
Cầu tồn tại trong suốt chiều dài của thế kỷ 20, từ thời kỳ Đông Dương thuộc địa Pháp, trải qua hai cuộc kháng chiến, chứng kiến sự chuyển mình của đất nước trong thời kỳ xây dựng và đổi mới, vắt sang thế kỷ 21.
Sau hơn một thế kỷ tồn tại, cầu Long Biên là một hình ảnh quen thuộc với nhiều người, nhiều thế hệ và trở thành một biểu tượng văn hóa, lịch sử của Hà Nội.
Đối với người Hà Nội, hầu như ai cũng lưu giữ một phần ký ức về cây cầu. Từ Hà Nội ở phía bên này cầu, chỉ cần vài phút đi bộ lên cầu là cả một thế giới còn nhuốm màu hoang dã và bình yên. Ở đó còn chứa đựng những ký ức đẹp đẽ và bi tráng về một quá khứ đã xa.
Và cuộc sống hiện tại dưới chân cầu cũng thật khác xa với sự hiện đại, ồn ào và đông đúc ở phía trên, bên kia cầu. Mỗi nhịp dẫn cầu như thể chứa đựng một phần ký ức và một phần cuộc sống. Và ngược lại, trong ký ức những người già, trong cảm nhận của thế hệ trẻ, cầu Long Biên cũng là một hình ảnh thật đặc biệt với nhiều cung bậc tình cảm, chứa đựng nhiều câu chuyện riêng tư, kỳ lạ và hấp dẫn.
Trên suốt dọc chiều dài của cây cầu này , bất cứ chỗ nào , góc nào cũng đều có thể cho ra đời những bức ảnh mang đậm chất lãng mạn mang sắc màu hoài niệm.
Thiếu nữ Hà Thành ( chụp bên chân cầu LB ) |
Bâng khuâng |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét